Tuesday, June 30, 2020

in AI we trust (?!)


bữa rày đọc cuốn 21 lessons of 21st century của anh Harari có đoạn nói về vai trò của AI trong nghệ thuật, đơn cử là âm nhạc. với sự kết hợp của công nghệ sinh học và thông tin, AI dần thay thế DJ hay một nhạc sĩ nào dù người ta vẫn đang nghĩ rằng AI không thể sáng tạo được. tìm đến âm nhạc chính là tìm đến sự đồng điệu về cảm xúc. vừa chia tay thì nghe liền bài nhạc buồn ướt át. sự day dứt một cách tính toán trong giai điệu bài hát của AI có tốt hơn sự day dứt của Adele hay không? câu chuyện thất tình của Adele có còn khiến chúng ta đồng cảm không khi AI có thể tạo ra một bài nhạc chua tay chỉ dành cho chúng ta? chỉ cần đo lúc nào tim chúng ta hẫng một nhịp, não tiết ra chất gì khi nghe nhạc là rõ ràng AI có thể làm tốt hơn Adele. nhưng mình nghĩ thế giới luôn sẽ cần những Adele hay những Jason Mraz, bởi sự đồng điệu cảm xúc không chỉ đến từ lúc được nghe một bài nhạc chạm đến lòng người, mà còn đến từ sự tìm kiếm giai điệu đó. không phủ nhận thuật toán đã khiến Spotify luôn giới thiệu đúng những giai điệu mình sẽ thích. nhưng Spotify sẽ không bao giờ mang lại cảm giác vỡ oà như lần đứng ở CD Uyên nghe hàng giờ để lựa được CD ưng ý, hay bất chợt bắt gặp một bài trên Quick and Snow show để rồi sau đó ra liền tiệm net gần nhà tìm khắp diendanlequydon cho bằng được, hồi đó kiếm được bản 68kbps là mừng hết lớn đó trời ơi đừng nói chuẩn 128 kbps, mà ta nói nghe nó rè như được thu âm từ một chỗ khác. vậy đó mà nghe quài quài không chán, thuộc từng chữ mà bây giờ nhạc phát lên là miệng tự động bật ra lời như cái máy hát. bởi nhọc công quá mà nên có bài nào là nghe cho đáng. rồi sau này có thuật toán rồi nhạc theo yêu cầu chỉ-dành-cho-bản-thân có làm mình trân quý như vậy không, hay cũng chỉ rùng mình lúc đó rồi không bao giờ bật lại lần 2 bởi ta biết AI rồi sẽ mix một bài khác cho chúng ta vào một dịp khác. và bởi vì biết trước AI sẽ có khả năng làm như vậy nên không còn nữa sự bất ngờ khi thưởng thức âm nhạc nữa, mà đó chỉ là công cụ xoa dịu những cảm xúc nhất thời của ta? mọi thứ đều đúng và dễ dàng thì có làm mất đi sự thú vị hay không? hay sau cùng, chính sự bỏ công tìm kiếm mới mang lại những cảm xúc tròn đầy hoặc sự ngẫu nhiên mới mang đến điều thi vị? để một sớm mai thức dậy, bất chợt radio phát bài Have it all của Jason Mraz theo yêu cầu của khán thính giả thì cũng cảm thấy vui lây cùng vị khán thính giả xa lạ đó. vậy 

nếu bạn thích bài viết của mình, hãy ủng hộ mình ly 🍺 ở trang này nhé https://www.buymeacoffee.com/lphan

Popular Posts