Saturday, July 28, 2018

Linh dreams of Sushi

Người ta thường có những mơ ước về ngôi nhà hay vùng đất dưỡng già, ở nơi đây Linh đã tìm ra, tại Kenrokuen Kanazawa.

Vườn có suối, có hồ, có cầu gỗ đặc biệt có những ngôi nhà nhìn ra mặt hồ phẳng lặng hoặc khu vườn đầy tiếng chim hót. Tưởng tượng một hôm thức giấc trên tay ly trà và gói trọn khung cảnh ấy vào tầm mắt. Chắc sẽ không còn muốn đánh đổi điều gì.




Lững thững giữa những con đường cổ phố Gion, vì một cơn mưa phùn nhẹ nên tấp vào một quán nhỏ xinh bán đồ lưu niệm. Gion là tụ điểm của các shop nhỏ xinh bán tỉ tỉ thứ dễ thương, đi mãi không chán. Ở Kyoto thì nhiều khu phố đi mãi không chán lắm, hoặc đạp xe quên cả cuộc đời đắm chìm trong khung cảnh thanh bình yên của Kyoto. Nói vậy chứ Linh không đạp xe. Khi đang nhâm nhi ly matcha, cô bán hàng dễ thương đến bắt chuyện. Biết Linh tới từ Việt Nam, cô tâm sự cách đây 20 năm cô đến chơi và thích lắm, mong muốn một ngày được quay trở lại. Và như mọi người nước ngoài khác cô rất thích ăn Phở. Cô không giấu được ngạc nhiên và vui mừng khi biết Linh quay lại Kyoto lần 2 vì cực kỳ thích thành phố này. Sau đó cô kể về tách trà Linh uống. Cô hỏi có biết trà vùng Uji không. Trước đó có nghe qua lanh chanh Ồ trà này từ vùng Uji nổi tiếng ah, cô bảo Không, trà ở quán còn lấy từ chỗ ngon hơn nữa. Cô có nói tên mà không nhớ được. Chú thích nhỏ: Uji là vùng trồng trà nổi tiếng của Kyoto, tới đây cứ hỏi Uji matcha mua về uống nhé.






Mục đích chính của việc thăm lại Kyoto chính là phải xem cho bằng được tea ceremony. Linh xem ở Camellia Tea, 1 session là 2000yen -https://www.tea-kyoto.com/. Chị tea master cực kỳ chuyên nghiệp và nói tiếng Anh rất dễ nghe. Điểm cộng bự là người chị rất biết engage những người tham gia, nói 'những' thiệt ra có 2 mạng, đi xem giờ cũng thiêng, ngay giờ ngọ khi mọi người đang lục tục ăn trưa. Người ta hay nói về nhân duyên về trái đất tròn, thì hôm nay Linh đã được biết nó là như nào. Giữa 1 đất nước to to, trong 1 tp cũng to to, trong con hẻm nho nhỏ, ở 1 tea shop nhỏ híu híu, mà ai tưởng tượng ra được gặp 1 bạn người Canada đang làm ở Sài Gòn - một người ở tại đất nước mình yêu thích và đang sống tại nơi mình đẻ ra ? Sau khi Ố Ồ 1 lúc thì quay về chủ đề chính. Trong hình là set của một bộ trà đạo nó ra làm sao. Và người Nhật làm gì cũng cũng sẽ làm thật tới nơi tới chốn, như mỗi cái việc pha trà và uống trà thì cũng phải chỉn chu trong từng step và có value truyền tải đằng sau mỗi step. 4 value của trà đạo là: respect, harmony, purity and tranquillity. Và Linh khuyên chơn thành là dù bận đến cỡ nào cũng hãy ghé chân các tiệm trà đạo một lần để trải nghiệm tinh thần Nhật bổn này nhé.

Wa (harmony): sự hòa hợp giữa người và người (chủ nhà và khách), giữa người và vật (người uống trà trà và các dụng cụ trà đạo)

Kei (respect): cách thức phục vụ trà của người host đối với khách và của người host với bộ trà, nhin cách serve trà và ánh mắt nồng nàn với bộ trà mới thấy thật thiêng liêng làm sao.

Sei (purity): mỗi step của chadao sẽ bắt đầu bằng việc gột rửa các vật dụng, rũ bỏ bụi trần

Jaku (tranquillity): chadao diễn ra trong sự yên tĩnh, khi xung quanh không một tiếng động thì có thể chiêm nghiệm bản thân trong lúc pha trà

Chị tea master sẽ serve trà chung với 1 món đồ ngọt của Nhật, và món này sẽ thay đổi tuỳ theo mùa. Người uống cũng sẽ được cô hướng dẫn cách cầm chén trà ra sao, lúc cầm luôn quay phần đẹp nhất của chén về phía mình vì mình xứng đáng thưởng thức những điều đẹp nhất


Người con gái hay đi du lịch vào những ngày trớt quớt trong năm, như lúc này trong màn mây xám xịt, nên không lột tả hết vẻ đẹp của ngôi làng được UNESCO công nhận này. Nếu đi đến Shirakawago vào một ngày hè đầy nắng sẽ thấy từng chồi non xanh mướt đan xen những hạt nắng vàng ươm. Hay vào mùa đông cả ngôi làng phủ đầy tuyết với những mái nhà trắng xóa từ lâu trở thành biểu tưởng của ngôi làng. Các ngôi nhà trong làng có thể thuê để ở lại cho du khách có thể tận hưởng giữa trời đông giá lạnh được ngồi chính giữa gian phòng bên bếp lửa tí tách phía trên treo tòng teng cái ấm nhôm, nhìn ra ngoài cửa tuyết đang rơi phủ kín đường đi, chắc là khó phai lắm.

*Cách đi từ Kanazawa: đặt bus trước ở trang https://japanbusonline.com/en/CourseSearch/11900040002.

Thời gian di chuyển 2 tiếng mỗi lượt, tung tăng hết ngôi làng khoảng 4 tiếng nữa, có thể đi hết trong ngày được.





đêm nghỉ tại Sapporo trước khi đi tiếp lên Hokkaido. tới Sapporo thì phải thử bia tươi Sapporo chứ còn gì nữa. nhìn từ xa vào thấy quán ấm cúng, ko kiểu commercial là thích nhẹ rồi bèn sà vào ngay. thích hơn là lúc nhìn anh bartender rót bia điệu nghệ, cho lớp head foam thật đầy đặn, mém trào mấy lần mà vẫn không, cứ bồng bềnh đầy thách thức trên miệng ly. Linh không rót mà cũng hồi hộp thay. bia thì thơm khỏi bàn cãi ròi nhé.
trong lúc làm nước anh cũng hay bắt chuyện với những người uống một mình, Linh và anh cũng có đoạn hội thoại được 2 câu trươc khi thấy rào cản ngôn ngữ quá lớn xong ai làm việc nấy.


trên đường đến nông trại Tomita bắt gặp nét đẹp lao động đồng áng


2 anh trai mê bánh crepe.
xứ sở Nhựt bổn chắc là xứ sở thích ăn đồ ngọt nhất từng biết. dọc con phố to nhỏ, không kem thì cũng bánh, mà không phải kem và bánh thì là cây kẹo bông. dọc phố Harajuku thấy chục shop bán bánh crepe gồm hơn trăm loại, đứng lựa và phân vân bữa nay ăn gì chắc cũng hết buổi.


đứng trước những quyết định khó khăn của cuộc đời


1 góc Harajuku


kẹo bông tuổi thơ



Friday, July 13, 2018

Sữa tươi trân châu đường đen

Dedicated cho người chị đang xa xứ Ngan Le
Nguyên liệu:
- Bột năng
- Bột gạo
- Đường nâu - dark brown sugar
- 2 bàn tay thật mạnh khỏe và những ngón tay dẻo dai
Thực hiện:
1. Trân châu: đây là bước cực cũng như quan trọng nhất nên các mẹ hãy chuẩn bị tinh thần nha 1 2 3
- Trộn 110g bột năng & 20g bột gạo - nhiu đây có thể làm được 2 ly. nếu muốn làm nhiều hơn thì cứ theo tỷ lệ 5:1.
- Đun sôi nước và đổ vào hỗn hợp phía trên
- Nhồi, nhồi & nhồi. Nhồi đến khi nào thấy cục bột dai, không bị bể là ok
- Nhão thì thêm bột, khô thì thêm nước - nói thì đơn giản chứ lúc nhồi cứ đổ cái này rồi cái kia 1 ít rồi nó tày quày lúc nào không hay.
- Ủ bột trong 10-15p
- (Nếu cục bột nặn thành công thì) chia cục bột rồi nặn thành từng que đường kính 3-5mm rồi vo viên. Còn nếu bị bể thì hãy bình tĩnh, cứ để nguyên cục bột rồi dít ra vo từ từ - nhưng tất nhiên cách này sẽ tốn sức hơn nhiều. Bước vo viên này các mẹ có thể mặc sức thể hiện sự sáng tạo, từ hình tròn đến hình ngôi sao trái tim để đa dạng phong phú. Nhưng hãy ghi nhớ đừng vo cái gì quá bự lố đường kính ống hút trân châu, bởi khi đang hứng hút 1 cái ọt mà bị tắt bởi 1 quả trân châu quá cỡ thì tụt hứng lắm ạ.
- Sau khi đã hì hụi vo viên xong thì để qua một bên, nhấc nồi lên. Đổ nhiều nước để có chỗ cho các viên trân châu vẫy vùng. Luộc khoảng 20p lấy ra ăn thử thấy ngon là được.
- Lấy trân châu ra xô vẩy cho ráo nước

A post shared by Linh Phan (@liiinstagram) on

2. Dung dịch đường đen
- Cho 200g đường nâu và 100ml nước vào để lửa nhỏ đun cho đường chảy ra, bước này cần thực hiện gần cuối để ngâm trân châu vào, nếu thực hiện quá sớm đường sẽ đặc lại, đun nhiều lần sẽ khiến đường bị khét
3. Ngâm trân châu vào dung dịch đường đen 15-20p sau đó đổ sữa vào
4. Trang trí thật đẹp chụp hình khoe cùng cộng đồng mạng
Sau khi xà quần 3 tiếng trong bếp cùng đấu bếp khách mời Duy Khang thì kinh nghiệm rút ra để có 1 ly sữa tươi trân châu đường đen thành công đó là chạy ra quán trà sữa gần nhất mua bởi tự làm cực quá mà 😞
Nhưng là một người phụ nữ đảm đang công dung ngôn hạnh thì chúng ta cần biết làm những món chúng ta thích và hay đưa vào bụng để khi bỗng dưng phải qua một nơi không có các quán trà sữa thân quen thì vẫn có thể tự làm uống đỡ cơn thèm #survivalskills.
Đặc biệt bộ môn vo trân châu thích hợp với các buổi offline hội chị em hàn huyên tâm sự về cả thế giới cho quên đi chặng đường dài vo trân châu phía trước chứ làm một mình dễ nản rồi lật bàn nha các mẹ ơi.

Sunday, July 8, 2018

Xếp hình kiểu Nhật


Sau mấy ngày bị bệnh nằm 1 đống đã quyết tâm ngồi làm cho xong project ‘thế kỷ’ - hoàn thành xong cứ ngỡ 1 thế kỷ vừa trôi qua.

Cực không? Cực. Thử ngồi cắt 30 tờ giấy, mà chi tiết bé bằng ngón út. Với mấy đứa không có hoa tay hay nhờ mẹ trong các bài tập thêu thùa ngày bé như mình thì sẽ là rất cực. 
Mệt không? Nhiều lúc nín thở để ráp một chi tiết siêu nhỏ, cảm thấy đôi tay vụng về và như muốn nhỏ lại xx lần để gấp được dễ dàng hơn, rồi phải vận dụng nhíp, tăm, đủ thứ thể loại. Nhiều khi vô tình xếp mạnh tay mém làm rách miếng giấy, tim lại rớt đi vài nhịp. 

Ủa mà làm chi vậy? Làm để thấy tính cách của một dân tộc cũng được thể hiện qua sản phẩm trò chơi của họ. 

1. Tỉ mỉ đến từng chi tiết, lúc cắt cứ tự hỏi mấy chi tiết nhỏ xí này để làm chi zạ, lúc ráp mới thấy sao make sense quá chừng, không có phần nào thừa. Nhờ có những chi tiết nhỏ như vậy mà mô hình nhìn 95% như kiến trúc phức tạp ngoài đời.

2. Chu đáo trong cách hướng dẫn. Nhìn vô nguyên xấp instruction thấy sảng hồn vậy chứ đọc rất dễ hiểu, từng chú thích cho nếp gấp, phần nào dán với phần nào. Xếp tới miếng thứ 5 là đảm bảo quen tay. Trò chơi phức tạp nhưng không cần bất cứ nền tảng gì cả. 

Đôi khi có những việc bản thân đang làm mà người ngoài nhìn vào không hiểu con điên này nó đang làm gì (nhớ đến những ánh mắt hoài nghi khi cả đám ngồi cắt ở Phúc Long), nhưng cũng luôn có những người sẵn sàng xắn tay áo giúp đỡ bạn - dù có thể lúc đó họ cũng chưa rõ mình làm vậy để chi đâu nha, thì nên trân trọng những người như vậy, thật xự! :)) Trong trường hợp này chân thành cám ơn @madamdao @linhvo102@minhnguyen1205, nhờ có bàn tay các bạn mới có lâu đài này ❤️ Không quên cám ơn Chà ben hội đã luôn động viên lẫn nhau, đặc biệt @linhloveplaces khai sáng bộ môn này. 

Tự thấy giống đang thi hoa hậu hay gì nè. 

Nói tóm lại đây là bộ môn rèn luyện tính zen trong người, chơi thử 1 lần để thấy mình có thể chiến thắng bản thân ra sao nha.

Popular Posts